Ứng dụng quét mã QR giúp truy xuất thông tin người từng tiếp xúc với chủng virus Corona tại Trung Quốc

YellowBlocks
5 min readApr 6, 2020

--

Nối tiếp chuỗi bài viết về công nghệ mới nổi dưới sự tác động của dịch COVID-19, YellowBlocks xin gửi tới bạn đọc một case-study điển hình trong lĩnh vực y tế số: App quét mã QR phát hiện người đã từng tiếp xúc với COVID-19 tại Trung Quốc.

Theo tờ New York Times, công nghệ trên được phát triển độc lập bởi hai ông lớn Tencent và Ant Financial (Thuộc Alibaba) dựa trên nền tảng của WeChat và Alipay, đồng thời được điều hành trực tiếp bởi Chính Phủ Trung Ương nhằm đạt được hiệu suất kiểm dịch hiệu quả và hoàn thiện nhất.

Trong tình hình dịch bệnh hỗn loạn tại Trung Quốc, chính quyền Thành phố Hàng Châu và Ant Financial (Thuộc Alibaba) đã kết hợp và phát triển thành công ứng dụng có tên gọi The Alipay Health Code. Ngay sau đó, Tencent cũng thông báo hợp tác với Chính phủ cho ra mắt một ứng dụng có chứng năng tương tự Tencent Health Code.

Hai App trên hoạt động dựa trên công nghệ Big Data từ kho dữ liệu người dùng khổng lồ từ WeChat với 1 tỷ người sử dụng và Alipay với 700 triệu người sử dụng. Sau khi đăng ký thành công trong ứng dụng, người dùng sẽ nhận được 1 mã QR theo 3 màu (Xanh — Vàng — Đỏ): Màu xanh tương ứng với khoẻ mạnh, không bị hạn chế đi lại, màu vàng tương đương cách ly trong nhà 7 ngày và màu đỏ nghĩa là cực kỳ nguy hiểm, cần phải cách ly trong nhà 14 ngày.

Các màu sắc trên trong lần phân loại đầu tiên được dựa vào các câu hỏi về tình trạng sức khỏe, lịch sự đi lại và nguy cơ tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh. Sau đó màu của mã QR sẽ liên tục thay đổi dựa trên các báo cáo về hành trình đi lại, lịch sử giao tiếp của người dùng thông qua giám sát định vị và giám sát bằng camera đường phố. Để nói thêm, hệ thống camera giám sát của Trung Quốc phát triển trên nền tảng AI và có khả năng nhận dạng khuôn mặt bất kể khẩu trang, được đánh giá hiện đại thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ với số lượng camera toàn quốc đã lên tới con số hơn 200 triệu chiếc (Theo PreciseSecurity).

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, mã QR trên chính là chiếc “giấy thông hành” của người dân Trung Quốc mỗi khi vào siêu thị, nhà hàng hay xe bus, tàu điện ngầm… Nếu như không có mã QR, hoặc mã QR có màu vàng hoặc đỏ, người dùng sẽ bị hạn chế đi lại và thậm chí hạn chế sử dụng WeChat và Alipay — Hai ứng dụng nhắn tin, thanh toán vô cùng phổ biến tại quốc gia tỷ dân trên.

Hệ thống trên hiện đang được sử dụng tại hơn 200 thành phố và đang tiếp tục được nhân rộng tại Trung Quốc với lượng người dùng của hai ứng dụng tổng cộng lên tới 1.6 tỷ lượt đăng ký. Theo nhận định của Reuters, với tỉ lệ tử vong và số lượng các ca nhiễm mới giảm mạnh, chủ yếu từ bên ngoài Đại Lục, Trung Quốc đã thực sự kiểm soát dịch rất tốt nhờ vào việc áp dụng mạnh mẽ hệ thống trên. Từ tâm dịch của thế giới, Trung Quốc giờ đây đã xoay chuyển tình thế, trở thành một tấm gương về việc kiểm soát và ngăn chặn bệnh dịch cho Mỹ và Châu Âu — Nơi được coi là điểm đen mới về COVID-19.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, hệ thống quét mã QR này cũng đang dấy lên một số nghi ngại về tính an toàn và các lỗ hổng bảo mật thông tin, khi mọi thông tin về ID, số điện thoại, khuôn mặt và lịch sử hành trình đi lại trong thành phố đều bị thu thập và đưa về một kho dữ liệu chung, nếu các công tác an ninh mạng không được thực hiện minh bạch, hoặc vô tình xảy ra sai sót sẽ trở thành một cơ hội lớn cho các hacker và các bên thứ 3 với mục đích không chính đáng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các trạm thông hành và kiểm soát mã QR tại cửa ngõ giữa các thành phố, trên đường cao tốc và đường bộ, trên các phương tiện giao thông công cộng và các khu dân cư còn đòi hỏi một lượng nhân lực rất lớn để vận hành, dẫn tới cần phải có một lực lượng giám sát những người thực hiện nhiệm vụ trên, đảm bảo họ làm việc nghiêm chỉnh. Nói cách khác, hệ thống trên chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có sự đồng lòng và hợp tác nghiêm ngặt của con người, nếu không các công tác kiểm soát sẽ trở nên vô nghĩa.

Cập nhật mới nhất từ tờ NY Times, phía Tencent cũng đang trong giai đoạn xây dựng một hệ thống mã code mới có tên Fuxuema (Mã quay lại trường học) dành cho đối tượng học sinh, sinh viên tại tại hai thành phố lớn là Thanh Hải và Quý Châu. Được biết hệ thống này hoạt động dựa trên nền tảng WeChat và sẽ tiếp tục được nhân rộng tới các thành phố có các trường học được ghi nhận đủ điều kiện an toàn để mở cửa trở lại dành cho sinh viên, học sinh.

Tại Việt Nam, Bộ Thông Tin & Truyền Thông kết hợp với Bộ Y Tế vừa mới cho ra mắt 2 ứng dụng khai báo y tế có tên “NCOVI” dành cho người dân Việt Nam và “Vietnam Health Declaration” dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam giúp cảnh báo người dân khi họ đến các nơi đông người, những khu vực đã có người nhiễm và nghi nhiễm, khu vực đang được cách li.

Trên đây là case-study về ứng dụng quét mã QR giúp truy xuất thông tin người từng tiếp xúc với chủng virus Corona tại Trung Quốc, bài viết nằm trong chuỗi series về công nghệ mới nổi dưới sự tác động của dịch COVID-19.

Tham khảo từ các nguồn: economist.com, businessinsider.com, nytimes.com, technode.com.

About YellowBlocks

YellowBlocks is the trusted Vietnam tech gateway to provide local insights, premiere networks, and business/marketing/tech strategies for leading companies in emerging tech (ABCD — AI/ML/Robotics, Blockchain, Cloud, Data).

Subscribe: yellowblocks.org/countmein

Find us: Website | Facebook | Twitter | Linkedin | Medium | Youtube | Meetup

--

--

YellowBlocks
YellowBlocks

Written by YellowBlocks

We are the trusted business/marketing consulting firm and B2B connector — the gateway to and from Vietnam and the world, in regards to emerging tech ecosystem.

No responses yet